Giới thiệu chung
Phường Tràng Tiền ở trung tâm quận Hoàn Kiếm và Thủ đô Hà Nội; phía bắc giáp phường Lý Thái Tổ; phía nam giáp phường Hàng Bài; phía đông giáp phường Chương Dương, Phan Chu Trinh; phía tây giáp phường Hàng Trống, Trần Hừng Đạo. Với Diện tích 0,386 km2 trải trên 21 tuyến phố, dân số 8.000 người; Tràng Tiền là tâm điểm của đất Thăng Long – Hà Nội địa linh nhân kiệt, nơi “ tự họp bốn phương”, tập trung các cơ quan quan trọng cảu Trung ương và Thành phố: Nhà khách Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Thương Mại, Bộ Lao động Thường binh Xã hội, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam, Bưu điện Hà Nội, Nhà hát Lớn Thành phố, Tổng công ty Phát hành sách, Trung tâm Thông tin Triển lãm của Thành phố…
Nằm bên Hồ Gươm, thắng cảnh đẹp nổi tiếng của Thủ đô, phố phường của Tràng Tiền ngày nay là đất của làng Cựu Lâu, Thị Vật, Vũ Thạch, Hồi Thuần, Vĩnh Thuận, sau đổi là huyện Thọ Xương. Thế kỷ thứ XVI, chúa Trịnh cho đắp đường lát đá tảng từ của Tuyên võ trước Phủ chúa ra đến ô Tây Luông, ngăn đôi Hồ Hoàn Kiếm thành Tả Vọng và Hữu Vọng. Năm 1788, Phủ chúa và lầu Ngũ Long trên ô Tây Luông bị triệt phá; con đường lát đá chỉ dẫn còn là đường mòn nhỏ. Năm 1818, tổng đốc Hà Nội Nguyễn Đăng Giai quyên tiền thập phương xây chùa Báo Ân ở khu đất rộng trên con đường mòn, Chùa có 36 gia với hàng trăm pho tượng, trông ra sông Hồng lộng gió, phía sau chùa là vườn tháp, lan ra Hồ Gươm. Chùa Báo Ân cùng với tháp Báo Thiên, đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, tạo thành tháng cảnh đẹp của Hồ Hoàn Kiếm. Phía dưới chùa Báo Ân, dân làng Cựu Lâu, Thị Vật làm đồ khảm trai nên phố cổ của Thăng Long có tên là Hàng Khay. Thợ khảm ở Hàng Khay vốn là người làng Thuận Nghĩa (Phú Xuyên, Hà Đông) ra Kinh thành lập nghiệp. Người thợ phải rất khéo léo để tách, gọt rũa mảnh trai thành các hình hoa lá cách điệu hoặc thành các nét chữ Hán - Nôm để lắp vào đồ gỗ, từ hộp đựng trầu, ống điếu, khay đến sập gụ, tủ chè, hoành phi câu đối, làm tăng thêm giá trị nghệ thuật của đồ gỗ lên rất nhiều lần. Các gia đình trên phố Hàng Khay vừa bán hàng, vừa làm khảm ngay tại nhà. Đến giữa thế kỷ XIX, phố Hàng Khay nằm bên hồ Hoàn Kiếm vẫn chỉ có một dãy nhà tranh, đường phố lầy lội, nhỏ hẹp. Ngay cạnh phố Hàng Khay, phố Hàng Giò thuộc đất thuộc đất thôn Vũ Thạch, Hồi Thuận. Dân phố có nhiều nhà làm nghề giã giò chả và bánh bột lọc phục vụ thú ẩm thục của người Thăng Long, nhất l;à sĩ tử trọ học, chờ ngày vào thi.