Tin tức hoạt động của UBND Phường
HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
Vào dịp chào mừng Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2024); mỗi người dân Việt Nam lại bồi hồi tưởng nhớ đến Người, lãnh tụ kính yêu của dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình nhà nho yêu nước tại làng Hoàng Trù, xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Chứng kiến cảnh đời nô lệ của người dân mất nước, dưới ách thực dân và sự thất bại trên con đường giải phóng dân tộc của các vị yêu nước tiền bối, ngày 5 tháng 6 năm 1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã rời Tổ quốc đi tìm con đường cứu nước. Trải qua gần 10 năm bôn ba nhiều châu lục, gắn với phong trào công nhân và phong trào giải phóng dân tộc, với chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã tìm thấy con đường cứu nước và giải phóng dân tộc duy nhất đúng đắn.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người hội tụ, kết tinh trí tuệ và tư tưởng, tình cảm và đạo đức, nhân cách và lối sống của con người và dân tộc Việt Nam. Người tiêu biểu cho cốt cách và bản lĩnh, lương tâm và khí phách của thời đại.Cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ đã trở thành di sản lớn lao của dân tộc Việt Nam. Do vậy, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vô cùng thiết thực và quan trọng cấp thiết với cán bộ, đảng viên và nhân dân. Ngày Bác xuống tầu ở bến Nhà Rồng tìm đường cứu nước, bằng nhãn quan chính trị đặc biệt, Người quyết định đi sang phương Tây, nơi khởi nguồn của chủ nghĩa thực dân, quê hương của cuộc cách mạng tư sản, để tìm hiểu rõ những gì ân dấu đẳng sau khẩu hiệu “Tự do, bình đẳng, Bác ái” “và sau khi xem xét họ làm thế nào, tôi sẽ trở về giúp đỡ đồng bào chúng ta'
Ngay tại phương Tây, Người đã sớm nhận ra rằng: Các cuộc cách mạng tư sản dù vĩ đại như cách mạng Mỹ, hay cách mạng Pháp vẫn không giải phóng được những người lao khổ, nghĩa là cách mạng không triệt để. Hoà mình vào phong trào công nhân, phong trào xã hội ở Pháp và các quốc gia phương Tây khác, tích cực tham gia Quốc tế cộng sản; Người đã tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp và sáng lập ra Hội Liên hiệp thuộc địa nhằm cổ vũ, đoàn kết, hướng dẫn nhân dân các nước thuộc địa đứng lên tự giải phóng. Với ý chí, trí tuệ và trái tim nóng bỏng yêu nước, thương dân, ham muốn độc lập tự do cho dân tộc, Bác đã vượt lên tất cả. Tháng 7/1920 Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh đã đọc, tiếp cận Luận cương của Lê nin về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa. Tháng 12/1920 Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế 3, tham gia thành lập Đảng cộng sản Pháp, trở thành người cộng sản đầu tiên của Việt Nam.
Tiếp thu và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lê nin, Người dần dần xây dựng được một hệ thống lý luận về cách mạng giải phóng dân tộc phù hợp với thực tiễn Việt Nam, xác định đúng mục tiêu, con đường, lực lượng tham gia, lực lượng lãnh đạo, cũng như phương pháp cách mạng và tích cực chuẩn bị mọi mặt cho sự ra đời của một của một chính đảng cách mạng ở Việt Nam. Mùa Xuân năm 1930, Người chủ trì Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam và thông qua Cương lĩnh đầu tiên của Đảng. Đây là bước ngoặt lịch sử trọng đại, chấm dứt cuộc khủng hoảng kéo dài về đường lối chính trị và tổ chức của các phong trào yêu nước Việt Nam. Sự ra đời của Đảng khẳng định tầm nhìn, vai trò, bản lĩnh, trí tuệ và uy tín của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Dưới sự lãnh đạo của của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam, cách mạng nước ta đã vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và việc thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, nhà nước do nhân dân làm chủ đầu tiên trong lịch sử dân tộc. Thắng lợi cảu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, giải phóng hoàn toàn miền Bắc, xây dựng hậu phương lớn cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà. Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước...
Suốt cuộc đời người luôn tâm niệm ý chí làm cho Nhân dân ta, dân tộc ta được độc lập, tự do, hạnh phúc, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, mọi người đều được ấm no, ai cũng được học hành; đất nước ngày càng giầu mạnh văn minh.
Bác khẳng định, mỗi cán bộ, đảng viên phải thường xuyên chăm lo tu dưỡng đạo đức như việc rửa mặt hàng ngày, đây là công việc phải làm kiên trì, bền bỉ suốt đời. Theo Người, đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh rèn luyện bền bí hàng ngày mà phát triển và củng có. Cũng như “ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. Việc rèn luyện, tu dưỡng, nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên phải được thông qua hoạt động thực tiễn sinh hoạt, học tập, lao động, chiến đấu. Bác còn là tắm gương sáng ngời biểu hiện mẫu mực về sự thống nhất giữa lời nói với việc làm, không được nói nhiều làm ít, không được “nói một đẳng làm một nẻo”, “nói thì phải làm”, nói ít làm nhiều, thậm chí không cần nói, diễn thuyết nhiều mà chủ yếu bằng hành động, những việc làm cụ thể, bằng chính phong cách nêu gương để giáo dục đạo đức cho cán bộ, đảng viên.
Do vây, học tập và làm theo tắm gương sáng ngời, mẫu mực, nói đi đôi với làm của Chủ tịch Hồ Chí Minh phải trở thành ý thức tự giác, lan toả trong mọi cán bộ, đảng viên và Nhân dân bằng những việc làm cụ thể, thiết thực trong công việc và trong đời sống hàng ngày. “Trên làm gương mẫu mực, Dưới tích cực làm theo”, củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng. “Ý Đảng, Lòng Dân” trở thành sức mạnh vật chất và tinh thần trong sự nghiệp thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam./.